Trong danh sách này có các loại tàu ngầm mà phương Tây gọi là "Hố đen trong đại dương" vì độ ồn cực thấp, làm giảm đến mức tối thiểu khả năng bị đối phương phát hiện.

Máy bay tiêm kích Su có công suất và khả năng cơ động vượt trội so với máy bay MiG của Liên Xô nổi tiếng trên bầu trời trong chiến tranh Việt Nam thời chống Mỹ.

Các hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk và C-300 - phiên bản cải tiến của SAM Dvina – đã từng bắn rơi hơn 1.300 máy bay Mỹ ở miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bên cạnh đó còn có các tên lửa bờ biển Bastion, mỗi tổ hợp có thể bảo vệ hơn 6km bờ biển và kiểm soát vùng biển có diện tích 200.000 km2. Không lực lượng hải quân nào trên thế giới có phương tiện hiệu quả để đối phó với tên lửa Bastion này.

Để bảo vệ lãnh hải, Việt Nam đã có hai tàu tuần tra Svetlyak của Nga, với trọng lượng rẽ nước 375 tấn, dài 50 mét. Các tàu này đạt tốc độ lên đến 56 km/giờ và hoạt động rất tốt.

Sau khi làm quen với tàu tên lửa Molnya của Nga, lãnh đạo Việt Nam đã thiết lập việc sản xuất các tàu này tại TP.Hồ Chí Minh theo giấy phép của Nga.

Để tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, có các tàu tuần tra Gepard của Nga. Các tàu này được trang bị bốn bệ phóng chống hạm và hai bệ phóng chống tên lửa, pháo 76-mm và trực thăng.

Hai chiếc Gepard đã được đưa về Việt Nam, hai chiếc nữa chuẩn bị bàn giao, nhưng Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua cặp tàu thứ ba loại này.

Mặc dù chất lượng tốt, nhưng giá vũ khí của Nga thấp hơn so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới, và điều đó không ảnh hưởng đến chất lượng.

Về tính ưu việt của vũ khí Nga, trong cuộc phỏng vấn gần đây với đài phát thanh của chúng tôi, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Khắc Nguyệt cho biết:

"Nga đã và đang là đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, và là đối tác chắc chắn đáng tin cậy nhất. Nga cung cấp cho Việt Nam những vũ khí công nghệ cao hiện đại cần thiết để chúng tôi bảo vệ đất nước mình.

Vũ khí Nga phù hợp với học thuyết quân sự Việt Nam và chiến thuật của quân đội Việt Nam, như thực tế đã chứng minh trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược thời hiện đại.

Trong điều kiện khả năng lựa chọn ngày càng mở rộng, và Việt Nam thi hành chính sách đa phương hóa thị trường mua sắm trang thiết bị quân sự, nhưng trong nhiều năm nữa, về cơ bản các loại vũ khí trang bị của quân đội và Hải quân Việt Nam vẫn sẽ là các sản phẩm mang dấu hiệu "sản xuất tại Nga".