CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Việt Nam tuyên bố tham gia Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt

Việt Nam tuyên bố tham gia Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt

   
09:01' AM - Thứ sáu, 30/05/2014
Tháng 5 năm nay đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hợp tác hạt nhân dân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tiếp theo sự kiện ngày 06/5/2014 hai nước ký chính thức Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (được gọi không chính thức là Hiệp định 123), vừa qua Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ và tham gia Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (gọi tắt là Sáng kiến PSI) do Hoa Kỳ khởi xướng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

Ngày 20/5/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thông báo cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry việc Việt Nam ủng hộ và tham gia Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (Proliferation Security Initiative - PSI) của Hoa Kỳ.
Sáng kiến PSI được Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush đưa ra tháng 5/2003 nhằm ngăn chặn việc chuyển giao/vận chuyển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (Weapon of Mass Destruction - WMD) và các vật liệu liên quan, trong đó có các biện pháp ngăn chặn, khám xét và bắt giữ các tàu thuyền, máy bay bị nghi ngờ đang thực hiện các hoạt động nói trên. Từ 11 quốc gia tham gia ban đầu, tính đến nay đã có 104 quốc gia chính thức tham gia (kể cả Việt Nam), trong đó có Hoa Kỳ, Nga, Canada, Anh, Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc....
Nội dung cơ bản nhất của PSI thể hiện trong Tuyên bố về các nguyên tắc ngăn chặn (Statement of Interdiction Principles - SIP), trong đó kêu gọi các nước chủ động khám xét hoặc cho phép các nước thành viên khác khám xét tàu thuyền mang cờ nước mình nếu có cơ sở để nghi ngờ các tàu thuyền đó đang chuyên chở các vật liệu liên quan đến WMD. Tuyên bố cũng kêu gọi các quốc gia thành viên PSI khi có thể và phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp và cơ chế của từng quốc gia, tiến hành các biện pháp ngăn chặn và khám xét các tàu thuyền của quốc gia khác trong vùng nội thủy, lãnh hải hoặc vùng tiếp giáp khi có nghi ngờ. Việc ngăn chặn và khám xét tàu thuyền được quốc gia thành viên PSI chủ động cân nhắc thực hiện trên cơ sở thông tin xác thực. Ngoài những nội dung ban đầu này, hiện nay Sáng kiến PSI được mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác khác như chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác chuyên ngành như vận tải, hải quan, chống rửa tiền liên quan đến phổ biến WMD, kiện toàn hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế liên quan.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, trong đó ưu tiên hàng đầu là chống phổ biến và tiến đến thủ tiêu hoàn toàn WMD; luôn khẳng định chống phổ biến WMD và kiểm soát vũ khí phải được thực hiện phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và không tạo ra những gánh nặng không cần thiết cho các quốc gia, cản trở hoạt động thương mại, kinh tế bình thường và các quốc gia có quyền nghiên cứu, phát triển và sử dụng công nghệ hạt nhân, sinh học, hóa học vì mục đích hòa bình. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế trụ cột hiện nay về kiểm soát và chống phổ biến WMD gồm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Công ước cấm vũ khí sinh học (BWC), Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC), Hiệp ước về khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á (SEANWFZ), các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chống phổ biến WMD trong đó có Nghị quyết 1540 về chống phổ biến WMD tới tay các đối tượng phi nhà nước...
Việc tham gia PSI một lần nữa thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ngăn chặn phổ biến WMD, tăng cường an ninh và an toàn thương mại toàn cầu, góp phần thúc đẩy hòa bìỉnh và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc tham gia PSI góp phần nâng cao hơn nữa quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, nâng cao uy tín, vị thế và trách nhiệm của Việt Nam trong việc góp phần giải quyết các vấn đề đang được cộng đồng quốc tế quan tâm.
Tuyên bố về các Nguyên tắc Ngăn chặn của Sáng kiến PSI
Các nước tham gia PSI có cam kết đối với các nguyên tắc ngăn chặn sau nhằm thiết lập một cơ sở phối hợp hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn và chấm dứt việc vận chuyển vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hệ thống phóng và các vật liệu liên quan đến hoặc từ các nước hoặc các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến phổ biến, phù hợp với các thể chế pháp lý quốc gia, luật pháp và các khuôn khổ quốc tế liên quan, bao gồm Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các nước tham gia PSI kêu gọi tất cả các quốc gia cũng có lo ngại về mối đe dọa này đối với an ninh và hòa bình quốc tế cùng tham gia cam kết:
1. Áp dụng các biện pháp hiệu quả, dù riêng rẽ hay phối hợp cùng các quốc gia khác, để ngăn chặn việc chuyển giao hoặc vận chuyển WMD, các phương tiện phóng và các vật liệu liên quan đến và từ các nước và các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến hoạt động phổ biến. “Các nước và các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến hoạt động phổ biến” cơ bản là khái niệm để chỉ những quốc gia hoặc thực thể mà các quốc gia tham gia PSI liên quan cho rằng họ là đối tượng của các hoạt động ngăn chặn, vì họ tham gia vào hoạt động phổ biến WMD thông qua: (1) cố gắng phát triển hoặc chiếm hữu các loại vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân và các hệ thống phóng liên quan; hoặc (2) chuyển giao WMD, các hệ thống phóng và các vật liệu liên quan (dù là bán, tiếp nhận hay hỗ trợ).
2. Áp dụng các thủ tục được sắp xếp hợp lý để nhanh chóng trao đổi thông tin về liên quan đến các hoạt động bị nghi là liên quan đến phổ biến WMD, bảo mật thông tin mà các nước khác cung cấp như một phần của Sáng kiến này, dành các nguồn lực và có nỗ lực phù hợp cho các hoạt động và năng lực ngăn chặn và tối đa hóa việc phối hợp giữa các nước tham gia vào các nỗ lực ngăn chặn.
3. Rà soát và có biện pháp củng cố các thể chế luật pháp quốc gia liên quan khi cần thiết để thực hiện các mục tiêu này, và có biện pháp để củng cố khi cần thiết, các điều ước và khuôn khổ quốc tế liên quan theo những phương thức phù hợp để củng cố những cam kết này.
4. Có hành động cụ thể để hỗ trợ các nỗ lực ngăn chặn liên quan đến vận tải WMD, các hệ thống phóng và các vật liệu liên quan, trong phạm vi thể chế luật pháp quốc gia của nước đó cho phép và phù hợp với nghĩa vụ của nước đó theo các điều ước và khuôn khổ quốc tế, bao gồm:
a. Không vận chuyển hoặc hỗ trợ vận chuyển bất cứ hàng hóa như vậy đến và từ các nước và các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến hoạt động phổ biến, và không cho phép bất cứ cá nhân nào thuộc quyền tài phán của nước mình làm như vậy.
b. Chủ động hoặc theo yêu cầu hoặc theo lý do chính đáng mà nước khác nêu, có hành động lên khám xét bất cứ tàu thuyền nào mang cờ nước mình tại vùng nội thủy và lãnh hải hoặc các khu vực nằm ngoài lãnh hải của các nước khác có cơ sở đề nghị các tàu thuyền đố đang chuyên chở các hàng hóa này đến hoặc từ các nước và các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến hoạt động phổ biến, và bắt giữ các hàng hóa được xác minh đúng như vậy.
c. Trong các hoàn cảnh thích hợp, nghiêm túc xem xét cho phép các nước khác lên khám xét các tàu thuyền mang cờ nước mình và thu giữ các hàng hóa có liên quan đến WMD trên các tàu thuyền này.
d. Có hành động phù hợp để (1) chặn và/ hoặc khám xét ở vùng nội thủy, lãnh hải hoặc các vùng tiếp giáp (khi được tuyên bố), các tàu thuyền bị nghi đang chở các hàng hóa này đến và từ các nước hoặc các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến hoạt động phổ biến và thu giữ các hàng hóa này; và (2) đặt điều kiện cho các tàu thuyền vào hoặc rời cảng, vùng nội thủy hoặc lãnh hải của nước mình bị nghi đang chở các loại hàng hóa trên, như yêu cầu các tàu thuyền này phải cho lên khám xét và thu giữ các hàng hóa trên trước khi vào.
e. Chủ động hoặc theo yêu cầu hoặc theo lý do chính đáng mà nước khác nêu, (1) yêu cầu máy bay bị nghi đang chở các hàng hóa trên đến và từ các nước hoặc các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến hoạt động phổ biến và đang quá cảnh không phận của mình, hạ cánh để kiểm tra và thu giữ bất kỳ loại hàng hóa nào trong số trên; và/hoặc (2) từ chối quyền quá cảnh không phận nước đó đối với máy bay có cơ sở hợp lý để nghi đang chở các loại hàng hóa trên trước khi vào không phận nước đó.
f. Nếu cảng, sân bay, hoặc các cơ sở khác của nước mình bị sử dụng làm điểm trung chuyển các loại hàng hóa trên đến và từ các nước hoặc các đối tượng phi nhà nước có liên quan đến hoạt động phổ biến, tiến hành kiểm tra các tàu thuyền, máy bay hoặc các phương tiện vận chuyển khác bị nghi đang chở các loại hàng hóa trên, và thu giữ các loại hàng hóa này.

(Dân trí) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam đã tuyên bố tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình 

Ngày 21/05/2014, liên quan đến việc Việt Nam tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: 

“Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh của PSI, Việt Nam tuyên bố tham gia Sáng kiến này, trên cơ sở ủng hộ Tuyên bố ngày 04/09/2003.
Quyết định này phản ánh lập trường nhất quán của Việt Nam ủng hộ hợp tác quốc tế vì mục tiêu chung là ngăn ngừa nguy cơ phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hệ thống chuyên chở và vật liệu liên quan, nhằm góp phần bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp quốc gia, quyền lực và nguồn lực của mỗi nước.

Ông Lê Hải Bình cho hay, "Việt Nam sẽ tham gia các hoạt động thực hiện PSI trong phạm vi khả năng thực tiễn của mình”.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ 3 được tổ chức tại La Hay, Hà Lan, vào hồi tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết. 
“Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về an ninh hạt nhân, bảo đảm kiểm soát an ninh hầu hết các nguồn phóng xạ cường độ cao, bắt đầu triển khai các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ tại một số sân bay và cảng biển, đào tạo đội ngũ cán bộ và xây dựng văn hóa an ninh cho các cơ quan có liên quan, đồng thời tích cực tham gia các công cụ pháp lý và các sáng kiến quốc tế có liên quan đến an ninh hạt nhân”.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Trên cương vị thành viên và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2014, Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để cùng các đối tác đóng góp tích cực cho việc bảo đảm an ninh hạt nhân trên toàn cầu.”

Nam Hằn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét