CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Lật lại hồ sơ vụ án gián điệp của một người Việt tại Hoa Kỳ

Ông Trương Đình Hùng, người áo đen, bị nhân viên FBI áp giải ra tòa. Nguồn ảnh: Internet

Ông Trương Đình Hùng, người áo đen, bị nhân viên FBI áp giải ra tòa. Nguồn ảnh: Internet



Năm 1978, một vụ án gián điệp được Tòa án Liên bang Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đem ra xét xử đã gây xôn xao dư luận quốc tế cũng như tại Việt Nam. Đứng trước vành móng ngựa là một thanh niên người Việt, 33 tuổi, bị cáo buộc làm gián điệp cho Việt Nam. Một bản án 15 năm tù đã được tuyên sau phiên xử.
Trải qua những năm tháng tù đày rồi trôi nổi sang châu Âu, châu Á với những thăng trầm trong cuộc sống. Có khi ông quay về quê nhà, làm việc tại Hà Nội với vai trò một nhân viên của Liên Hiệp Châu Âu. Người thanh niên đó không hề xa lạ với công chúng miền Nam trước đây. Ông chính là Trương Đình Hùng (vừa qua đời sáng 26.6.2014, tại Penang-Malaysia), con trai trưởng của luật sư Trương Đình Dzu - một chính khách mà tên tuổi được xếp vào hàng đầu trên chính trường miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Trước khi đi vào chi tiết vụ án ly kỳ này, chúng ta thử tìm hiểu luật sư Trương Đình Dzu là một nhân vật như thế nào để xem ông ta có ảnh hưởng gì đến việc làm của con trai mình không?
Sơ lược tiểu sử luật sư Trương Đình Dzu
Luật sư Trương Đình Dzu sinh năm 1917 tại Bình Định trong một gia đình danh gia, vọng tộc. Ngay từ nhỏ ông đã được gởi ra Hà Nội theo học Trường Lycée Sarraut. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học, ông đã theo học khoa Luật của Trường Đại học Đông Dương.
Ra trường, luật sư Trương Đình Dzu được bổ làm Tri huyện, nhưng rồi ông lại bỏ vào Cần Thơ hành nghề. Năm 1945, ông về Sài Gòn và mở tổ hợp luật sư.
Trong tổ hợp này, ngoài ông ra, còn có hai luật sư tên tuổi khác là Nguyễn Hữu Thọ (về sau là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) và Trần Văn Khiêm (em trai bà Ngô Đình Nhu, tức là Trần Lệ Xuân).
Nhiều người cho rằng, chính vì có thời gian hợp tác với LS Nguyễn Hữu Thọ, nên ít nhiều ông Trương Đình Dzu cũng chịu ảnh hưởng phần nào tinh thần đấu tranh và đường lối hoạt động chính trị của ông Thọ.
Năm 1967, ông Trương Đình Dzu trở thành một nhân vật nổi tiếng khi ra tranh cử Tổng thống trong một cuộc đầu phiếu bị dư luận trong và ngoài nước cho là gian lận từ phía liên danh cầm quyền (Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ). Cuộc đầu phiếu này có tất cả 11 liên danh ra tranh cử. Đứng phó cho ông Dzu là Trần Văn Chiêu, và liên danh này tranh cử dưới tên gọi Liên danh Bồ Câu.
Ông Trương Đình Dzu đã công khai bày tỏ lập trường của mình trong suốt thời gian vận động tranh cử. Ông kêu gọi chấm dứt chiến tranh, ngưng oanh tạc miền Bắc và sẵn sàng thương thuyết với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMN). Kết quả, Liên danh Bồ Câu đã về nhì với 17% phiếu bầu, đứng sau Liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ.
Ngay sau khi cuộc bầu cử hạ màn, LS Trương Đình Dzu đã bị phe cầm quyền bắt giam với tội danh thân cộng sản. Nhưng thật ra, họ muốn loại bỏ một đối thủ chính trị sáng giá đang được đông đảo quần chúng ngưỡng mộ, như là một chướng ngại vật ngăn cản bước tiến của họ.
Ông Trương Đình Dzu ngồi tù cho đến tháng 4.1975. Khi Nguyễn VănThiệu trao quyền Tổng thống VNCH cho ông Trần Văn Hương, ông Hương đã ra lệnh trả tự do cho ông Dzu chỉ mấy ngày trước khi chế độ Sài Gòn sụp đổ. Năm 1991, ông Trương Đình Dzu qua đời, hưởng thọ 74 tuổi.
Trương Đình Hùng, trái tim nối dài của Trương Đình Dzu
Là con trai đầu lòng của LS Trương Đình Dzu, ông Trương Đình Hùng sinh năm 1945 tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp THPT, năm 1965, ông Hùng sang Mỹ du học.
Theo nhiều bạn bè thân thiết của ông, ngay từ thời trai trẻ, ông Hùng đã tỏ ra có cảm tình đặc biệt với chính quyền Hà Nội và một bầu nhiệt huyết với MTDTGPMN. Điều này chắc chắn ông Trương Đìng Hùng đã chịu ảnh hưởng từ cha mình và các bác, các chú trong tổ hợp luật sư.
Những tình cảm thiêng liêng này không chỉ được ông bày tỏ trong lời nói, thái độ mà còn là những hành động thiết thực. Ví như, trong thời kỳ hòa đàm Paris đang diễn ra tại Pháp. Ông Trương Đình Hùng và một số bạn bè tâm huyết của ông đã hết lòng ủng hộ hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và MTGPMN bằng khả năng có được của mình.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1978, một phụ nữ người Mỹ, gốc Việt có tên là Đặng Mỹ Dung (tên Mỹ là Dung Krall), nguyên là con gái của một viên chức ngoại giao thuộc MTGPMN tại Liên Xô.
Trong những năm chiến tranh, bà Dung ở lại Việt Nam và hiếm khi có được liên lạc với cha. Sau đó, bà Dung kết hôn với một sĩ quan Mỹ, làm việc cho cơ quan tình báo hải quân Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhờ đó, bà Dung Krall được sang Mỹ định cư và trở thành nhân viên của Cục Điều Tra Liên Bang (FBI).
Chẳng biết xuất phát từ đâu, nhưng không loại trừ khả năng vì tiền như sau này bà ta đã làm. Bà Dung Krall đã tố cáo với cơ quan tình báo CIA, rằng Trương Đình Hùng là điệp viên, đang hoạt động cho Việt Nam.
Bằng chứng mà bà Dung đưa ra là 2 văn kiện tối mật của Bộ Ngoại giao Mỹ, do một người Mỹ tên là Donald Humphrey, nhân viên làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ trao tay cho ông Trương Đình Hùng. Ông Donald Humphrey làm việc này vì ông ta có người vợ Việt còn ở tại Việt Nam và hy vọng sẽ nhờ ông Hùng tìm cách giúp cho đoàn tụ.
CIA đã vào cuộc ngay sau lời tố cáo của bà Dung Krall. Kết quả điều tra cho thấy lời tố cáo của người đàn bà nguy hiểm này không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là Trương Đình Hùng nhận lênh từ ai? Ông ta có phải là điệp viên của tình báo Việt Nam hay không?
Theo những bạn bè sát cánh lâu năm của ông Hùng, thì ông ta là một con người đầy cá tính, luôn hành xử theo mệnh lệnh của trái tim và tất cả đều là tự nguyện chứ không do một tổ chức nào cài đặt cả.
Tuy nhiên, hệ quả của vụ việc đã khiến một viên chức ngoại giao của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc bị trục xuất ra khỏi đất Mỹ. Còn bản thân ông Trương Đình Hùng thì nhận bản án 15 năm tù!
Ông Hùng thi hành án được 7 năm 4 tháng thì được trả tự do với điều kiện phải ra khỏi nước Mỹ. Năm 1986, ông Trương Đình Hùng sang Hà Lan sinh sống. Mấy năm sau ông lại quay về châu Á, có khi ở Hà Nội với tư cách nhân viên của Liên Hiệp châu Âu.
Mọi việc đã được thời gian cho vào quên lãng, và ông Trương Đình Hùng vẫn âm thầm sống với những thăng trầm của riêng mình.
Bỗng dưng vào khoảng năm 1990-1991, nó lại được khươi bùng trở lại trong dư luận khi bà Dung Krall tung ra cuốn sách “Một ngàn giọt lệ” do bà viết về vụ án gián điệp Trương Đình Hùng dưới dạng một nửa hồi ký, một nửa tiểu thuyết rẻ tiền, với đầy rẫy những chi tiết hư cấu.
Dư luận trong cộng đồng người Việt cho rằng, bà Dung Krall sau khi bị lộ và không còn làm việc cho FBI, bà ta đã đòi CIA trả một số tiền cho công lao của mình. Đòi hỏi trên đã không được đáp ứng khi miếng chanh đã được vắt hết nước. Thế là bà Dung tung ra cuốn sách trên vừa để kiếm tiền, vừa kiếm danh.
Bây giờ thì ông Trương Đình Hùng đã thành người thiên cổ. Những hư, thực ở đời được ông mang theo vào lòng đất, chẳng khác nào: “Thị phi thành bại chuyển đầu không”!
Đoàn Thiên Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét