CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Nga liên tiếp cáo buộc Trrung Quốc gây rối trên Biển Đông

Hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo mới đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.


Giáo sư D. Mosyakov - Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã đưa ra nhận định này khi nói lời khai mạc Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề "An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: Những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột" do đơn vị này vừa tổ chức.
Theo đó, hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học quốc tế, chính giới, báo chí sở tại và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xung đột ở Biển Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng.
Theo Giáo sư D. Mosyakov nhận định, ngoài những nhân tố bên ngoài, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố bên trong gây ra căng thẳng trên Biển Đông.
"Hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo mới đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông", Giáo sư D. Mosyakov nói.
Theo đó ông cho rằng, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận đã đạt được.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, đại diện chính quyền và các bộ ngành, đặc biệt là sự góp mặt của gần 10 chuyên gia hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông đến từ các nước như  Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore... đã trao đổi một cách nghiêm túc, thẳng thắn và khách quan trước các vấn đề hóc búa liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Trên cơ sở các ý kiến phân tích, các học giả tập trung vào việc tìm kiếm và kiến nghị các giải pháp cho cuộc khủng hoảng, làm giảm căng thẳng và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.
Giới chuyên môn cũng cho rằng các mục đích trong các hành động của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là để mở rộng hơn nữa các căn cứ Không quân, Hải quân của mình về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả vùng nước của Biển Đông.
Hoạt động cải tạo đảo được Trung Quốc tiến hành một cách nhanh chóng
Hoạt động cải tạo đảo được Trung Quốc tiến hành một cách nhanh chóng
Các hành động này đã làm thay đổi hiện trạng địa lý, gây ra sự phản ứng của các nước láng giềng, làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Biển Đông, đe dọa đến hòa bình và an ninh trong khu vực.
Từ quan điểm an ninh quốc tế, các học giả cho rằng, hành động của Trung Quốc chỉ mang lại các mối đe dọa của các cuộc xung đột quy mô lớn, thậm chí có thể nhanh chóng chuyển thành cuộc xung đột toàn cầu như cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.
Các học giả tham gia Hội thảo đã chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc về việc không tính đến các lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng, nhất là Việt Nam và Philippines.
Bên cạnh đó, các học giả cũng chỉ ra rằng, với sức mạnh ngày càng tăng và sự cứng rắn trong thực hiện chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không chỉ đe dọa an ninh của các nước Đông Nam Á mà còn đặt các nước này vào tình thế khó xử nghiêm trọng trong quan hệ về kinh tế, ngoại giao.
Gần đây nhiều diễn đàn đã được Nga thực hiện và các học giả liên tục đưa ra những cáo buộc về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Gần đây nhất hội thảo với chủ đề "Tranh chấp lãnh thổ và luật pháp quốc tế trong kỷ nguyên mới" cũng phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề này.
Tại đây các ý kiến cho rằng giải pháp duy nhất để giải quyết tất cả những điều tiêu cực trên là Trung Quốc phải thay đổi đường lối, quay lại ý tưởng hợp tác với các nước láng giềng, tính đến lợi ích hợp pháp của họ, tìm kiếm và đạt được một thỏa hiệp trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phương Nguyên (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét