CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Báo Nga bình luận về động thái của Malaysia trước Trung Quốc

 Sau Philippines và Việt Nam, giờ đây có thêm Malaysia đang tìm cách ngăn chặn sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.

Infonet dẫn thông tin bài viết trên báo Độc lập của Nga mới đây cho rằng các nhà quan sát đã "bất ngờ" khi Malaysia, một quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc nhưng luôn giữ im lặng trong nhiều năm qua lần đầu tiên đã lên tiếng phản đối trước sự hung hăng, lấn lướt của Trung Quốc trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của nước này ở phía bắc đảo Borneo.
Tuy nhiên, bất chấp việc Malaysia dọa sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án cấp cao, các chuyên gia Trung Quốc vẫn khẳng định rằng nước này có quyền gửi tàu cảnh sát biển và thậm chí tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực này.
 Tàu hộ tống tên lửa lớp Laksamana của Malaysia
Tàu hộ tống tên lửa lớp Laksamana của Malaysia
Malaysia đã không thể thể giữ im lặng lâu hơn nữa khi tàu cảnh sát biển của Trung Quốc neo đậu tại khu vực nước nông (bãi bồi) Lukoni – khu vực gần đảo nhỏ và cách rạn san hô khoảng 150 km về phía bắc của Kalimantan.
Bãi bồi này nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý của Malaysia và cách Trung Quốc Đại lục khoảng 2000 km.
“Đây không phải nơi mà mà các nước khác đòi hỏi yêu sách với Malaysia, bất kỳ tàu thuyền nước ngoài nào đến hoặc neo đậu tại khu vực này đều được xem là đang thực hiện hành vi xâm lược”, Bộ trưởng an ninh quốc gia của Malaysia, ông  Shahidan Kassim nhấn mạnh.
Trước đó, trong những năm 2013 và 2014, Trung Quốc từng đưa các tàu chiến đến diễn tập tại bãi James cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chỉ khoảng 80 hải lý. Tuy nhiên, trong những lần đó, Kuala Lumpur đều im lặng.
Cũng liên quan đến động thái bất ngờ của Malaysia, chuyên gia Prashanth Parameswaran phân tích trên tờ The Diplomat (Nhật Bản) rằng, trước đây Malaysia vẫn trung thành với chính sách "đảm bảo an toàn" trên Biển Đông để tránh gây hấn không cần thiết.
"Nhưng những gì Bắc Kinh đã và đang làm trong thời gian gần đây đã đặt Kuala Lumpur vào tình trạng báo động và buộc họ phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp", ông nói.
Cụ thể, Malaysia đã và đang tăng cường sức mạnh quốc phòng, đẩy mạnh phát triển quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực, đặc biệt là Mỹ, cũng như tích cực nêu lên vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp ASEAN.
Ngoài ra, nước này cũng bày tỏ thái độ không hài lòng với Trung Quốc trong những cuộc gặp song phương. Nhưng việc công khai phản đối mới đây, theo ông Parameswaran, là minh chứng cho sự lo ngại rõ hơn trông thấy trong bộ máy chính phủ Kuala Lumpur.
Ông Parameswara dự đoán chính sách "đảm bảo an toàn" của Kuala Lumpur nhiều khả năng vẫn sẽ được áp dụng trong tương lai.
"Chính phủ ông Najib sẽ không để sự việc trên ảnh hưởng tới quan hệ với đối tác giao thương lớn nhất của nước này. Và đương nhiên Malaysia cũng hiểu rằng họ không thể trực tiếp đối đầu với Trung Quốc".
Tuy vậy, theo ông Parameswara, việc có thể khiến một nước từ trước đến nay vẫn "im hơi lặng tiếng" trên Biển Đông như Malaysia phải công khai đáp trả như vậy là đủ để nhận ra tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã ở tình trạng báo động đến mức nào.
An Nhiên (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét