CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Ngừng dự án “Dòng chảy phương Nam” người được, kẻ mất

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi, EU thúc đẩy xây dựng chiến lược độc lập năng lượng trước một kỷ nguyên mới về công nghệ năng lượng mới.
Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây nay đã có thêm một nạn nhân mới, khi ngày 1/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ngừng triển khai xây dựng đường ống “Dòng chảy Phương Nam” dẫn khí đốt từ Nga sang Trung và Nam Âu với lý do Moskva không nhận được giấy phép xây dựng từ Bulgaria do sức ép từ EU.
Được khởi động vào cuối năm 2012, tuyến đường ống này chạy dài 3.600 km xuất phát từ Siberia, cung cấp 63 tỷ m3 khí đốt hàng năm cho Áo, các nước vùng Balkan và Italy. Chi phí xây dựng lên đến 40 tỷ USD, trong đó Gazprom (nga) chịu 50% đầu tư, còn lại là tập đoàn dầu lửa ENI của Italy (20%), tập đoàn điện lực EDF của Pháp (15%) và công ty Wintershall thuộc tập đoàn hóa học BASF của Đức (15%). Nếu đúng lịch trình, dự án “Dòng chảy phương Nam” sẽ đi vào hoạt động từ năm 2016.

Việc dừng xây dựng khiến những nước liên quan bị sốc, trước hết là Serbia, Bulgaria và Áo. Đường ống này không chỉ giúp các nước nhận được khí đôt cần thiết mà còn thu được phí chuyển tải khí đốt qua lãnh thổ.
Ngoài việc trả đũa cuộc cấm vận kinh tế tài chính của phương Tây, một nguyên nhân chính từ phía Nga là Gazprom thiếu tiền do không còn được vay tín dụng cần thiết từ phương Tây với lãi suất hấp dẫn. Trong khi Nga lại cần tiền để xây dựng đường ống dẫn khí đốt sang Trung Quốc theo các thỏa thuận đã được ký kết.
Mỹ là nước hài lòng nhất, bởi vì Mỹ sẽ có thể xuất khẩu khí đốt đá phiến của họ sang châu Âu. Việc Nga sáp nhập Crimea và tiếp tục ủng hộ lực lượng ly khai miền Đông-Nam của Ukraine đã tạo cớ để Mỹ phát động cuộc cấm vận, gây bất hòa trong nội bộ các nước châu Âu, chia rẽ Tây Âu, trước hết là giữa Đức, Pháp, với Nga và thâm nhập thị trường khí đốt EU. 

Dòng chảy phương Nam được thay thế bằng "dòng chảy" tới Thổ Nhĩ Kỳ
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại hào hứng hợp tác với Nga?
Nước được lợi trực tiếp từ cuộc đối đầu Nga-phương Tây là Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào lúc Tổng thống Putin tuyên bố ngừng “Dòng chảy phương Nam” trong dịp thăm Ankara, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận xây dựng một tuyến đường ống ngầm dưới Biển Đen nối liền Nga và Thổ Nhĩ Kỳ để có thể vận chuyển khí đốt với mức giá giảm 6%. Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng lớn thứ hai của Gazprom sau Đức tiêu thụ khí đốt của Nga. Đổi lại, Nga sẽ nhận được hợp đồng xây dựng thêm một nhà máy điện hạt nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ kỳ có vị trí địa-chiến lược độc đáo – nối châu Á và châu Âu, và không thiếu hùng tâm để theo đuổi bá nghiệp ở khu vực thế giới Hồi giáo Trung Đông. Là một nước có nền kinh tế phát triển năng động với tham vọng trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ cần giải quyết tốt vấn đề năng lượng – là nước có tốc độ nhập khẩu năng lượng cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ ấp ủ chủ trương trở thành hành lang năng lượng và trung tâm năng lượng sang Nam Âu. Cái bắt tay Nga-Thổ sẽ tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện kế hoạch này.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy thương mại với Nga, khai thác thị trường Nga vào lúc Nga bị phương Tây bao vây cấm vận. Trung Quốc cũng đang lợi dụng triệt để tình hình khó khăn chính trị, kinh tế của Nga để thâm nhập thị trường Nga. Chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng thị phần ở Nga, nếu các doanh nghiệp Việt Nam kịp nắm bắt thời cơ này, đặc biệt khi Việt Nam là nước đầu tiên ngoài khối sẽ ký kết tham gia Hiệp định liên minh thuế quan Á-Âu (EEU) giữa Nga, Belarus và Kazakhstan, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015.
Những hệ lụy dài hạn
Cuộc xung đột Ukraine tiếp tục làm chuyển dịch các nước cờ lớn địa-chính trị/kinh tế/dầu lửa châu Âu và tác động đáng kể đến bàn cờ địa-chính trị Á-Âu.
Đồng thời, quyết định dừng dự án “Dòng chảy Phương Nam”góp phần làm thay đổi bức tranh an ninh năng lượng tại châu Âu.
Sự kiện này một lần nữa thúc đẩy EU xây dựng một chiến lược năng lượng độc lập, không những dựa trên các nguồn dầu khí nhập khẩu thay thế đa dạng, mà còn đẩy mạnh công nghiệp khai thác các nguồn năng lượng xanh.
Về lâu dài, việc Mỹ nhờ đột phá công nghệ khai thác dầu khí đá phiến, trở thành một trong những nước khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và việc nhiều nước công nghiệp tiên tiến và Trung Quốc thúc đẩy phát triển những công nghệ năng lượng tái sinh có thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong lịch sử phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nhân loại, mở ra thời kỳ công nghệ mới về năng lượng và năng lượng mới./.
Người bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét