CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Báo Pháp: Ukraine - bản sắc dân tộc ra đời trong chiến tranh

Báo Le Monde có bài "Ukraine: sự ra đời của một bản sắc trong chiến tranh", nhân một năm kỷ niệm "cuộc cách mạng Maidan", RFI điểm tin.


Báo Pháp: Ukraine - bản sắc dân tộc ra đời trong chiến tranh
Ảnh minh họa.
Liên quan đến điểm nóng Ukraine, nơi chiến sự vẫn tiếp diễn tại miền Đông sau thỏa thuận ngừng bắn lần 2, dù với quy mô nhỏ hơn nhiều, báo Le Monde có bài "Ukraine: sự ra đời của một bản sắc trong chiến tranh", nhân một năm kỷ niệm "cuộc cách mạng Maidan". 

Bài "Gương mặt mới của bản sắc Ukraine" do đặc phái viên Le Monde gửi về từ Kiev mở đầu với thông điệp của Andrei Kourkov, nhà văn Ukraine, viết tiếng Nga, sinh trưởng tại Leningrad: "Tinh thần dân tộc (Ukraine) có bản chất cao hơn một ngôn ngữ (chung)", hay nói cách khác, một công dân Ukraine không nhất thiết phải là người thuộc sắc tộc Ukraine, nói tiếng Ukraine.

Trong một thời gian dài, bản sắc Ukraine là độc quyền của giới dân tộc chủ nghĩa, theo đó, ngôn ngữ Ukraine và sắc tộc Ukraine là hạt nhân của bản sắc quốc gia. Quan điểm này dựa trên một sự khác biệt lớn mang tính lịch sử giữa miền Đông nằm trong quỹ đạo của Nga và miền Tây nói tiếng Ukraine, từng là phiên thuộc của Áo và Ba Lan, không kể những vùng miền Trung, nơi ảnh hưởng của hai miền pha trộn.

Tuy nhiên, chính biến Maidan và cuộc can thiệp của Nga tại bán đảo Crimea, cùng chiến sự tại vùng Donbass đã mang lại nhiều thay đổi. Rất nhiều người nói tiếng Nga đã tham gia phong trào phản kháng chống chính quyền Yanukovytch, nhiều người nói tiếng Nga tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu tại Donbass, vốn do các thủ lĩnh dân tộc chủ nghĩa miền Tây lãnh đạo. 

Chủ tịch cộng đồng người Do Thái ở Ukraine nhận xét: "Maidan và chiến tranh là các xung đột ở tầm cỡ của các văn minh nhân loại, hơn là ở cấp độ giữa các cộng đồng sắc tộc. Đó là sự đụng độ giữa một quan điểm bảo thủ của cựu lục địa Á-Âu và một quan điểm của Châu Âu". 

Mẫu số chung của bản sắc mới Ukraine được nhiều người nhìn nhận, đó là "sự từ chối một chế độ độc đoán và nạn tham nhũng". Đông đảo thành viên cộng đồng Do Thái đã tham gia vào phong trào Maidan, với ý thức họ thuộc về một dân tộc Ukraine mang một ý thức chính trị mới, trong khi người Do Thái vốn thường là đối tượng kỳ thị của thành phần dân tộc chủ nghĩa cực đoan Ukraine.

Câu hỏi mà Le Monde đặt ra là liệu các phong trào này có tiếp tục kéo dài hay không?

Một trong những cản trở lớn nhất hiện nay là Ukraine chưa có được một Nhà nước mạnh, không bị các tập đoàn lợi ích chi phối. Vấn đề ngôn ngữ hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Vị trí của tiếng Ukraine tại các vùng đất đa số cư dân nói tiếng Nga hay song ngữ vẫn chưa có giải pháp chính thức. 

Kiev vẫn chưa quyết định chọn giải pháp phát triển mạnh tiếng Ukraine tại các vùng nói tiếng Nga hay chỉ để tiếng này có một vị trí mang tính biểu tượng ở những khu vực tiếng Nga hay song ngữ.

Bài học lịch sử vẫn còn đó: Quyết định - dù chưa được Tổng thống phê chuẩn - của Quốc hội Ukraine đầu năm ngoái bác bỏ quy chế khu vực của tiếng Nga tại miền Đông đã để lại những hậu quả kinh hoàng, đặc biệt tại vùng Donbass.
TRỌNG THÀNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét