CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Việt Nam với chủ quyền Hoàng Sa -Trường Sa

(VnMedia) - Trong tất cả thư tịch cổ lẫn trong các văn bản hiện tại, một điều không thể chối cãi là Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Lời khẳng định này được nhấn mạnh từ lịch sử và cả luật pháp quốc tế.


Để thêm một lần làm rõ vấn đề này, từ hôm nay, VnMedia xin mở chuyên đề "Vì biển đảo Tổ quốc". Rất mong nhận được sự cộng tác của bạn đọc, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia về lĩnh vực này.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin điểm lại một số khẳng định chân lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để bạn đọc tiện theo dõi.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của chính phủ dưới triều nhà Lê từ 200 năm trước đó. Nhà Nguyễn đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18.
Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.
Thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang là nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, gồm cả đảo Ba Bình, và xây các trạm khí tượng trên hai đảo, và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Đông Dương thuộc Pháp.
Khi người Pháp rời Việt Nam, các Hải lực Việt Nam Cộng hòa chính thức thay thế Pháp thực hiện chủ quyền đóng giữ Trường Sa.
Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14/10/1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…
Không chỉ có Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với Trường Sa và Hoàng Sa mà một số sách của Trung Quốc cũng khẳng định vấn đề này.
Thứ nhất là cuốn Chư Phiên Chí của sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống chép: Sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Cho đến đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị.
Tài liệu cổ này cũng cho biết, vùng Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa bây giờ) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm; đồng thời mô tả rõ Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, tức không thuộc về Trung Hoa, mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Cuốn Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696
Trong quyển 3 của Hải ngoại Ký sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa và khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo này.
Hải ngoại Ký sự mô tả: "Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ Đông Bắc qua Tây Nam; động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn Lý Trường Sa, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa. Nếu thuyền bị trái gió, trái nước tấp vào, dầu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi... Quảng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền lui tấp vào. Mùa thu nước dâng cạn, chảy rút về hướng Đông, bị một ngọn sóng đưa thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm họa Trường Sa".
Bản đồ bở biển Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1974
Tương quan với tài liệu của Việt Nam về hoạt động của đội Hoàng Sa, có thể nói, những gì Thích Đại Sán viết là hoàn toàn phù hợp, khách quan ghi nhận chủ quyền của Đại Việt đối với quần đảo Hoàng Sa.
Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909
Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào hiển thị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc, gồm: Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên; Thiên hạ Thống nhất Chi đồ đời Minh trong Đại Minh Nhất thống chí, năm 1461; Hoàng Minh Đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh Chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ, năm 1635; Lộ phủ, Châu huyện đồ đời Nguyên vẽ lại trong Kim cổ dư đồ của Nguyễn Quốc Phụ đời Minh, năm 1638; Hoàng triều Nhất thống dư địa tổng đồ trong tập Hoàng triều Nhất thống dư địa tổng đồ (khuyết danh), năm 1894; Đại Thanh đế quốc trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thường Vụ An Thư Quán Thượng Hải, năm 1905...
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa vào tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để xác minh chủ quyền Trung Quốc, trái lại, họ phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boiseé), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng.
Mặc dù chủ quyền về Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đã được khẳng định, nhưng nhiều năm nay, Trung Quốc đã có nhiều hành động leo thang đến vùng lãnh thổ này của Việt Nam.
* Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.
- Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
- An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.
- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).
- The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét