CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Rượu hoàng đế Minh Mạng

Trần Đại Vinh

Tại Thừa Thiên Huế đã có các loại rượu cất từ gạo hay nếp nổi tiếng xưa nay, như rượu Vinh Thanh, rượu chuồn (làng An Truyền), rượu Phong Chương, rượu Thủy Dương.
Các loại rượu này còn được dùng để ngâm rượu thuốc với các phương thang cổ truyền. Trong đó nổi tiếng nhất là Minh Mạng Hoàng đế ngự tửu.
Mặc dù chưa phát hiện các văn bản gốc của triều đình về các toa rượu bổ này, nhưng trong giới lương y đã lưu truyền các phương thang này do tổ tiên là ngự y của vương triều Nguyễn ghi chép được.




Trong tập sách nhỏ Nguyễn triều cố sự: Huyền thoại về danh lam xứ Huế của tác giả Bửu Kế, Nxb Đà Nẵng, năm 1996, người đời sau có in phụ lục hai bài rượu của vua Minh Mạng (theo tài liệu của lương y Tuệ Tâm, một tỳ kheo hành nghề y học cổ truyền, chủ trì Liên Hoa đường tại Huế). “Tương truyền vua Minh Mạng sở dĩ rất đông con một phần nhờ hai bài rượu bổ nổi tiếng là “Nhất dạ ngũ giao” và “Nhất dạ lục giao” sanh ngũ tử. Vì thế trong dân gian vẫn thường gọi tên bài thuốc là “Minh Mạng thang”, vẫn còn lưu truyền ở Huế.
1. Nhất dạ ngũ giao
Thành phần:
1. Nhục thung dung: 12g
2. Táo nhân: 8g
3. Xuyên quy: 20g
4. Cốt toái bổ: 8g
5. Cam cúc hoa: 12g
6. Xuyên ngưu tất: 8g
7. Nhị hồng sâm: 20g
8. Chích kỳ: 8g
9. Sanh địa: 12g
10. Thạch hộc: 12g
11. Xuyên khung: 12g
12. Xuyên tục đoạn: 8g
13. Xuyên đỗ trọng: 12g
14. Quảng bì: 8g
15. Cam kỷ tử: 20g
16. Đẵng sâm: 10g
17. Thục địa: 20g
18. Đan sâm: 12g
19. Đại táo: 10 quả
20. Đường phèn: 300g
Cách ngâm:
Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp (cất) ngon trong năm ngày đêm, ngày thứ sáu nấu ½ lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội rồi đổ vào thẩu trộn đều, đến ngày thứ mười thì đem dùng. Ngày 3 lần: sáng, trưa, tối mỗi lần một ly trà. Dùng liên tục.
2. Nhất dạ lục giao
Thành phần:
1. Thục địa: 40g
2. Đào nhân: 20g
3. Sa sâm: 20g
4. Bạch truật: 12g
5. Vân quy: 12g
6. Phòng phong: 12g
7. Bạch thược: 12g
8. Trần bì: 12g
9. Xuyên khung: 12g
10. Cam thảo: 12g
11. Nhục thung dung: 12g
12. Phục linh: 12g
13. Tần giao: 8g
14. Tục đoạn: 8g
15. Mộc qua: 8g
16. Kỷ tử: 20g
17. Thương truật: 8g
18. Độc hoạt: 8g
19. Đỗ trọng: 8g
20. Đại hồi: 4g
21. Nhục quế: 4g
22. Cát lâm sâm: 20g
23. Cúc hoa: 12g
24. Đại táo: 10 quả
Cách ngâm:
24 vị thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt, trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với 1 xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vào keo rượu thuốc trộn đều, đến ngày thứ 10 đem ra dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ: sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu ngon, một tháng sau dùng tiếp.
Chủ trị:
Cả hai bài thuốc trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, (trị) bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ (Theo tài liệu của lương y Tuệ Tĩnh).
Qua tìm hiểu của nhà nghiên cứu Phan Thuận An, “thang thuốc bổ dầm rượu gọi tên “Nhất dạ ngũ giao” do quan ngự y Lê Quốc Chước bổ ra để dâng lên cho vua Minh Mạng dùng từ sau ngày cử hành lễ đăng quang”.
Ít lâu sau ngày giải phóng, xí nghiệp Dược Bình Trị Thiên (mà nay là Công ty CP Dược TW Medipharco Tenamyd tại số 8 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế) đã tìm tòi, nghiên cứu toa thuốc rượu bổ Minh Mạng và đã sản xuất công nghiệp “rượu Hoàng đế Minh Mạng”. Theo công bố của nhà sản xuất, toa này 20 vị thuốc và rượu nếp, nước tinh khiết đủ dùng, tính trong đơn vị 100ml thì có:
1. Thục địa: 0,8g
2. Đỗ trọng: 0,4g
3. Nhân sâm: 0,6g
4. Kỷ tử: 0,8g
5. Ba kích: 0,8g
6. Hoàng kỳ: 0,8g
7. Đương quy: 0,8g
8. Đại táo: 0,8g
9. Dâm dương hoắc: 0,8g
10. Nhục thung dung: 0,8g
11. Hoài sơn: 0,8g
12. Cúc hoa: 0,4g
13. Cam thảo: 0,4g
14. Xa tiền tử: 0,6g
15. Táo nhân: 0,4g
16. Phá cố chỉ: 0,4g
17. Ngũ vị tử: 0,4g
18. Hạt sen: 0,4g
19. Xà sàng tử: 0,2g
20. Viễn chí: 0,15g
Và rượu nếp, nước tinh khiết.
Nhìn chung, các phương thang truyền tụng này có sai khác chút ít. Nhưng hướng chuyên trị của các phương thang này là bồi bổ ngũ tạng, tạo tiềm lực tốt cho cơ thể, làm nền cho sức mạnh sinh sản, tính dục. Các phương thuốc này đã kế thừa những thành tựu của Đông y, Đông dược, thường vận dụng thang “Thập toàn đại bổ” kết hợp với thang “Kỷ cúc địa hoàng” theo chiều hướng gia giảm, phối hợp với một số vị thuốc bổ thận ích tinh, tráng dương như: nhục thung dung, dâm dương hoắc…
Sự thành công trong nghiên cứu và sản xuất rượu Hoàng đế Minh Mạng của Công ty Dược tại Huế đã làm cho Huế tiếp nối và nâng cao việc sản xuất một ngự tửu cách đây 200 năm chỉ có mặt trong bàn tiệc Cung đình triều vua Minh Mạng, làm cho khách du lịch trên ba miền đất nước và cả năm châu đã quen hương bén vị món ngự tửu này.
Cũng từ thành tựu ấy mà một số nhà thuốc cổ truyền ở Huế cũng đã vận dụng sao tẩm chế biến dược phẩm cổ truyền, chọn lựa rượu tốt để sản xuất theo quy cách truyền thống các loại rượu Hoàng đế, rượu Minh Mạng. Ngay trong giới lão ông hiếu tửu của Huế, hàng năm vào cuối xuân hay đầu hạ, các vị cũng đến hiệu thuốc đông dược bổ một vài thang Minh Mạng ngự tửu đem về tự chọn rượu dầm theo cách thức cổ truyền để đến tiết thu lũ lụt có chất cay tuyệt diệu xua tan cái giá lạnh, hay để đầu xuân có chén rượu hội ẩm cùng bằng hữu.
Ngày nay du khách đến Huế, để tiện khỏi nhọc công lựa chọn, đã có rượu Hoàng đế Minh Mạng do Công ty Cổ phần Dược TW, đã có nhãn hiệu cầu chứng tại tòa, ít nhiều cũng tiếp nhận được cái sinh lực phương cương mà cây cỏ Á Đông đã giúp cho mỗi người tìm lại các nội lực hồn nhiên nhi nhiên của mình, cũng để hưởng thụ trọn vẹn dưỡng chất của trần gian: nghệ thuật ẩm thực Huế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét