CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Kỳ 3: Trận Đông Bộ Đầu – Đối đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất

10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam
Tiếp tục loạt bài 10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Hôm nay BBT sẽ giới thiệu đến bạn đọc về trận đánh Đông Bộ Đầu.



Trận Đông Bộ Đầu (1258): trận quyết chiến chiến lược của quân nhà Trần do Vua Trần Thái Tông chỉ huy đánh tan đạo quân xâm lược Mông Cổ tại bến Đông Bộ Đầu (gần cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay), kết thúc khánh chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất.


Trận Đông Bộ Đầu có tác dụng vô cùng to lớn đối với toàn bộ sự nghiệp bảo vệ đất nước thời Trần và để lại nhiều giá trị trong di sản văn hóa dân tộc. Phát huy tinh thần của chiến thắng Đông Bộ Đầu, nhà Trần đã tổ chức và lãnh đạo quân Đại Việt vượt qua mọi thủ thách, gian nguy liên tiếp lập nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288 với kết thúc bằng đại thắng Bạch Đằng Giang lịch sử ngày 9/4/1288, chấm dứt sự tung hoành của đế chế Mông Nguyên trên đại lục Á, Âu.




Kỵ binh Mông cổ
Âm mưu xâm lược Đại Việt  của Mông Cổ:
Đầu thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải, rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung. Lúc này nhà Tống bên Tàu đã bị quân Mông Cổ đánh tan. Hốt Tất Liệt lên làm vua, đổi tên nước là Nguyên. Nhà Nguyên sai sứ sang đòi Trần Thái Tông phải về hàng. Vua Trần cho bắt giam sứ giả, ra lệnh chuẩn bị kháng chiến .

Trần Thái Tông bắt sứ giả giam lại
Đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai với khoảng 5000 kỵ binh thiện chiến và 2 vạn quân Đại Lý thông thuộc địa hình núi rừng vùng giáp biên cương với Đại Việt do vua Đại Lý, sau khi đã đầu hàng đế chế Mông Cổ, thống lĩnh. Đạo quân này nhận trách nhiệm đi vòng xuống chiếm Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp mở mũi tiến công bất ngờ đánh vào phía nam nhà Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất
Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn hai vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.

Tướng Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai từ Vân Nam đem quân tràn xuống đánh Thăng Long
* Chủ trương đánh giặc của nhà Trần: thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch, phản công lớn truy kích địch.
Đối đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất
Vạn sự khởi đầu nan, lần chạm trán đầu tiên của quân Đại Việt cũng do vua Trần Thái Tông chỉ huy với đế chế Mông Cổ tại Bình Lệ Nguyên (thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc ngày nay) vào ngày 17/1/1258, ta đã thất bại.
Chính vua Trần thân chinh cưỡi voi đốc chiến, nhưng trước thế trận ngày càng bất lợi, vua đã nghe lời can hết sức tỉnh táo, mưu trí của dũng tướng Lê Tần: “Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh một tiếng bạc mà thôi. Thần tưởng hãy nên lánh đi, không nên khinh thường mà nghe người khác” để kịp thời theo sông Cà Lồ rút lui, tạm chịu thất bại đầu tiên. Chưa hết, ngày hôm sau (18/1/1258), ta tiếp tục chặn địch tại sông Phù Lộ, nhưng cũng chỉ làm chậm lại bước tiến của giặc về Thăng Long, kịp cho triều đình rút khỏi kinh thành.

Quân Mông Cổ chiếm nước Tàu rồi đem quân sang đánh nước ta và chiếm được thành Thăng Long
Quân dân Đại Việt lần đầu tiên phải đương đầu với một kẻ thù hoàn toàn mới lạ, chưa hình thành được tư tưởng chiến lược nào thật hiệu quả. Thất bại trong trận Bình Lệ Nguyên biểu thị sự lúng túng trong sự đối phó với giặc. Lần đầu tiên trong lịch sử, gần 250 năm sau ngày Lý Thái Tổ định đô Thăng Long, triều đình nhà Trần đã phải bỏ rút khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, bảo vệ bộ máy đầu não của vương triều. Nhưng kể cả trong hoàn cảnh đó, khi nhiều nhân vật “sừng sỏ” của triều đình có ý quy hàng, thì Thái sư Trần Thủ Độ, vị tướng già mưu lược vẫn thể hiện khí phách kiên định. Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, ông đã khẳng khái trả lời : “Đầu tôi chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”.

Quân nhà Trần chống không nổi. Trần Thái Tông phải bỏ kinh đô xuống thuyền, chạy về đóng ở Thiên Mạc (Hưng Yên). Đêm khuya, Trần Thái Tông sang thuyền của Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hiệu để hỏi ý kiến. Trần Nhật Hiệu lấy tay viết lên mạn thuyền hai chữ "Nhập Tống".

"Nhập Tống" nghĩa là chạy vào đất Tống, dựa Tống chống Mông Cổ, vua lại đi hỏi Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ tâu: "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, thì xin Bệ hạ chớ lo!" Thấy Trần Thủ Độ nói cứng như vậy, Trần Thái Tông mới quyết tâm đánh giặc.
Chủ động đẩy giặc vào thế bị động
Kinh thành Thăng Long bị giặc Nguyên Mông xâm chiếm. Tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai chiếm bến Đông Bộ Đầu – trấn giữ vị trí quan trọng ở phía đông Thăng Long. Lúc này, vua tôi nhà Trần đã thực hiện rút lui chiến lược, xuôi về bãi sông Thiên Mạc (Hưng Yên) để bảo toàn lực lượng. Nhân dân thực hiện vườn không nhà trống, gọi là kế “thanh dã”. Quân địch chiếm được kinh thành, nhưng chỉ là một tòa thánh trống vắng, dân 61 phường của kinh thành cũng đã rút khỏi kinh thành. Lần đầu tiên, quân Mông Cổ chiếm được kinh thành nhưng lại không thể kết thúc thành công cuộc chinh phạt, ta tạm để mất kinh thành nhưng cuộc chiến mới chỉ bắt đầu.
Đánh giá đúng địch, ta, xác định chính xác phải phải rút lui và rút lui đúng thời cơ
Để tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của địch, nhà Trần đã tiến hành rút lui chiến lược khỏi Bình Lệ Nguyên, sau đó rút lui khỏi cả kinh đô Thăng Long, làm kế hoạch bao vậy, đánh tan quân ta của địch bước đầu bị thất bại.

Tướng Lê Tần vừa bảo vệ cho vua Trần Thái Tông, vừa mở đường máu để rút lui. Chạy tới Lãnh My đã có thuyền chực sẵn. Lê Tần dìu vua xuống thuyền ngay. Sau này Lê Tần được vua đổi tên cho thành Lê Phụ Trần, tước Bảo Văn Hầu.
Để đảm bảo an toàn cho cáclực lượng rút lui, quân Trần đã triển khai các điểm chốt chặn trên các trọng điểm như ở Phù Lỗ, quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần. Đồng thời quân ta sử dụng 1 bộ phận lực lượng cùng các lực lượng dân binh, thổ binh đánh nhỏ lẻ rộng khắp, cả trước mặt, sau lưng, 2 bên sườn địch; kết hợp với kế “thanh dã”, đã gây cho địch từ tập trung phải chuyển sang phân tán đối phó và luôn bị uy hiếp căng thẳng, mệt mỏi, thiếu lương thảo… Khi tới Thăng Long thì chỉ là một kinh thành vắng lặng, chúng nống ra xung quanh cướp phá lương thảo nhưng lại bị đánh trả quyết liệt.

Trong khi rút khỏi kinh thành, vua Trần Thái Tông đã nhiều lần bị vây hãm rất nguy kịch. Tướng Phạm Cụ Chích liều mình cản giặc, phá vỡ vòng vây để nhà vua rút lui. Nhưng ông bị tên bắn chết.
Quân ta ngày đêm tổ chức tập kích, quấy rối… vì vậy, địch không dám đóng quân trong thành mà đóng về bến Đông Bộ Đầu dừng lại điều chỉnh chiến lược. Về phía ta, khi tình hình thực tế chưa cho phép diệt địch triệt để, kịp thời thay đổi kế hoạch rút lui để bảo toàn lực lượng là hết sức đúng đắn.
Rút lui bí mật, nghi binh tạo bất ngờ cao, bảo toàn lực lượng, giữ vững ý chí chiến đấu, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho tổng phản công.
Quân dân nhà Trần chủ động rút khỏi Thăng Long, không những bảo toàn được lực lượng, tranh thủ được thời gian, tạo thời cơ để phản công mà còn đặt địch trước tình thế không thực hiện được chiến lược đề ra. Một trong những tình huống khó khăn và đáng lo ngại nhất của quân Mông Cổ là không biết tình hình và ý định hành động của quân ta.

Trong khi ấy thì vợ Trần Thủ Độ đã lo việc đưa các cung phi cùng vợ con các tướng sĩ (còn ở ngoài mặt trận) đi lánh giặc. Bà còn cho dân chúng dùng thuyền, chuyên chở thóc gạo trong kho về vùng Hoàng Giang (Hà Nam) để giặc không lấy được lương thực.
Quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần
Thua trận Bình Lệ Nguyên { Nỗ Nguyên ? }, Thái Tông cho rút quân. Quân thuỷ lui theo sông Hồng, trên bờ có quân kỵ, bộ theo yểm hộ. Phần lớn theo vua và Lê Phụ Trần rút theo đường bộ. Giặc dùng quân kỵ đuổi theo { giống ngựa Hồ của Mông Cổ tuy nhỏ bé nhưng dai sức, đi xa không mệt nên giặc có ưu thế hơn }. Khi quân ta qua cầu Phù Lỗ rồi thì chặt, phá đi khiến giặc đuổi theo đến nơi thì mắc sông không qua được. Đến khi tìm được chỗ nông, qua được sông thì quân ta đã đi khá xa, thẳng đường qua Đông Ngàn, Gia Lâm về Thăng Long. Giặc đuổi không kịp nữa.

Quân Mông cổ tiến vào thành Thăng Long. Chúng thấy các kho lương thực trống rỗng. Vào ngục thất thì thấy ba sứ giả Mông Cổ còn bị trói nằm đó. Đến khi cởi dây trói ra thì một tên đã chết. Ngột Lương Hợp Thai giận lắm.
Quân dân Đại việt đã chủ động tạo nên cục diện mới trên chiến trường. Đại quân và triều đình theo sông Hồng rút về xuôi, đóng dọc khúc sông Thiên Mạc. Quân ta dùng thuyền rút theo đường sông nên kỵ binh Mông Cổ nếu truy kích sẽ gặp khó khăn. Mặt khác địch lại không rõ tình hình, ý định của ta nên không dám truy kích. Tại vùng Thiên Mạc, quân ta nhanh chóng củng cố, tăng cường lực lượng. Và khi thời cơ đến, binh thuyền của ta có thể nhanh chóng theo sông Hồng tiến về Thăng Long phản công được thuận tiện.

Chiếm được thành Thăng Long rồi, quân lính Mông Cổ vì không hợp thủy thổ nên phát bệnh, nằm la liệt. Thêm vào đó, lương thực cạn nên chúng sợ sẽ bị đói.
Chọn thời cơ tập kích chính xác, kiên quyết, đúng mục tiêu, hướng chủ yếu, vận dụng phương pháp phản công sáng tạo.
Trong cuốn “Binh thư yếu lược đã tổng kết về thời cơ như sau: “Thời là cái đến không đầy chớp mắt, trước thì thái quá, sau thì bất cập…”
Quân Mông Cổ không dám đánh trong thành Thăng Long, phải cụm lại ở Đông Bộ Đầu trong vòng vây của thế đánh nhỏ lẻ. Sau 1 cuộc hành quân chiến đấu trên quãng đường dài, sinh lực bị tiêu hao, binh lính mệt mỏi và bắt đầu mất hết tinh thần chiến đấu. Sau 9 ngày vào thăng Long, quân Mông Cổ đã mất hết “nhuệ khí ban mai” của 1 đạo quân tiến công như lốc cuốn… Đó là thời cơ để nhà Trần phản công.
Cách đánh: Khi đã phản công tập kích thì quân nhà Trần tập kích kiên quyết liên tục… Mặc dù đạo quân chủ lực do vua Trần chỉ huy còn chưa tới, trong đêm nắm lấy thời cơ có lợi, tướng Trần Khánh Dư lập tức hạ lệnh đánh úp… lực lượng địch có khoảng 3 vạn tên được xác định là mục tiêu chủ yếu.
Lực lượng phản công của nhà Trần chia làm 2 cánh, 1 cánh theo đường bộ cơ động triển khai trước, cánh chủ yếu theo đường thủy (sông Hồng) đổ bộ lên đánh thẳng vào cụm quân địch. Lợi dụng đêm tối, quân ta quen địa hình, cuộc phản công được vận dụng dưới hình thức 1 trận tập kích lớn, chia cắt người và ngựa quân địch, giành thắng lợi quyết định trong đêm.

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất .
Nghệ thuật rút lui và nghệ thuật phản công trong chiến trận Đông Bộ Đầu thể hiện tính chủ động tiến công địch, thực hiện rút lui chiến lược, tiến công nhỏ lẻ rộng khắp buộc địch co cụm lại. Địch sa vào thế bị động chống đỡ, từ mạnh chúng chuyển thành yếu. Đó là thời điểm để quân ta tập kích đạt hiệu quả cao nhất. Ta từ thế yếu thành mạnh, mạnh chuyển thành thắng thông qua đòn tập kích quyết định.
Giặc Mông Cổ có ưu thế về kỵ binh cơ động nhanh nhưng ta đã không cho chúng có dịp phát huy. Tạm lùi 1 bước, tập trung lực lượng, chớp thời cơ có lợi để phản công, xác định hướng chiến lược chính xác, cách đánh úp ban đêm táo bạo, tận dụng được yếu tố bí mật, bất ngờ, hạn chế được sở trường của kỵ binh địch (người tách khỏi ngựa). Tư tưởng chiến lược là “lấy nhàn chờ nhọc” “lấy đoản binh phá trường trận”.
Câu trả lời dõng dạc nhất trong lịch sử
Chờ cho quân địch mỏi mệt, thiếu lương thực, đêm 28 rạng sáng 29-1-1258, quân dân nhà Trần từ Thiên Mạc chia làm hai cánh thủy bộ phản công. Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy cánh quân thủy từ sông Thiên Mạc lên sông Hồng, đổ bộ tiến đánh đại bản doanh của địch ở Đông Bộ Đầu. Tướng tiên phong Trần Khánh Dư chỉ huy kỵ binh chủ động tấn công kỵ binh địch khi hai mũi quân thủy bộ còn đang trên đường tiến đến Đông Bộ Đầu. Sau đó, các lực lượng bộ binh và kỵ binh đã hợp sức chia cắt địch ra mà đánh.

Trần Thái Tông đem đại quân lên đánh ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ bị thua to. Chúng vội bỏ thành Thăng Long. Ngột Lương Hợp Thai cùng phò mã Hoài Đô và con trai của y là A Truật, kéo tàn quân chạy về phương Bắc.
Khi cánh quân tiên phong nhà Trần chớp thời cơ về đến Đông Bộ Đầu giữa đêm, thấy địch “người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên” đã hạ lệnh tấn công ngay mặc dù chưa đến “giờ G”. Lúc đó, thủy binh và đạo quân chủ lực còn chưa về đến nơi. Khi quân địch tháo chạy.

Chạy đến rừng Qui Hóa (thuộc Yên Bái) tàn quân lại bị Hà Bổng cùng thổ dân đón đánh. Những tảng đá lớn, những khúc cây to, từ trên núi cao lăn xuống, khiến quân Mông Cổ thương vong rất nhiều. Bọn sống sót chạy về Vân Nam.
Quan tướng của Ngột Lương Hợp Thai tháo chạy lên Bạch Hạc (Việt Trì) để lên vùng Quy Hóa. Ở đây, lại bị chủ trại Hà Bổng không đợi lệnh, đã chớp thời cơ, dân quân bản bộ bất ngờ đánh tập kích dữ dội, gây cho quân địch tổn thất nặng nề. Quân Nguyên chỉ còn vài nghìn lê về Đại Lý – Vân Nam (Trung Quốc). Hơn hai vạn quân Mông Cổ đã bị đánh bật ra khỏi kinh thành, thành Thăng Long và đất nước được giải phóng.
Thế là sau mười ngày bị xâm chiếm, thành Thăng Long đã hết sạch bóng giặc. Tuy nhiên, dấu vết đốt phá vẫn còn. Nhà cửa, cung điện bị xập, gỗ gạch vương vãi khắp nơi. Trong cảnh hoang tàn đó, sáng 29-1-1258, vua Trần Thái Tông và tướng sĩ tiến vào kinh thành trong niềm hân hoan vui mừng của nhân dân.

Quân lính nhà Trần kéo vào kinh đô.
Đi đầu là những lá cờ lớn thêu chữ “Trần” rồi tới đoàn quân cưỡi ngựa, đoàn voi trận. Sau đó là các quan văn, võ đi theo xe ngựa của vua Trần Thái Tông. Dân chúng các phường đã kéo về đứng chật hai bên đường để mừng quân ta vừa thắng giặc.
Từ năm 1251, Trần Thái Tông đổi niên hiệu là Nguyên Phong. Đến năm 1258 thắng quân Mông Cổ rồi, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng. Trần Thái Tông muốn dạy bảo mọi việc trị nước cho Thái tử.

Từ năm 1251, Trần Thái Tông đổi niên hiệu là Nguyên Phong. Đến năm 1258 thắng quân Mông Cổ rồi, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng
Trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu làm cho địch đại bại. Vó ngựa quân Nguyên Mông chinh phục khắp Á – Âu đến đây gục ngã trước sức mạnh của hào khí Đông A – Đại Việt.
Tại Đông Bộ Đầu, năm 1426, còn có một chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi, do Trần Nguyên Hãn chỉ huy chống quân nhà Minh (Trung Quốc).

Bến Đông Bộ Đầu
Sách Đại Việt sử ký toàn thư phần chép về chiến thắng Đông Bộ Đầu năm 1258 như sau: “Ngày 24, vua và Thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.”
Theo các nhà sử học, chùa Hòe Nhai thuộc quận Ba Đình, Hà Nội chính là địa danh Đông Bộ Đầu, nơi diễn ra trận đánh thắng quân Nguyên – Mông năm 1258 ở ngay cửa ngõ thành Thăng Long
Trường Sa (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét