CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Nên gởi quan sát viên hải quân Mỹ, EU đến Biển Đông

(Tin Nóng) Cây bút Gary Sands viết trên trang tin của Hiệp hội Chính sách đối ngoại (Foreign Policy Association, New York, Mỹ) ngày 11.7 rằng giải pháp giảm căng thẳng ở Biển Đông là nên gởi các quan sát viên của Hải quân Mỹ, EU đến khu vực này, thay vì đưa tàu chiến đến.


Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5.2014 đã gây nên tình trạng căng thẳng trên Biển Đông - Ảnh: Độc Lập

Lý do, theo ông Gary Sand, đưa tàu chiến phương Tây đến giám sát tình hình ở Biển Đông sẽ làm leo thang căng thẳng hiện tại. Thay vào đó nên cử các quan sát viên hải quân của Mỹ và EU đến đây, là giải pháp trung lập và không mang tính đe doạ, có thể làm giảm tình hình căng thăng và gia tăng việc tuân thủ luật pháp.
Tác giả dẫn lại Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF) diễn ra từ ngày 2.7, nhằm thúc đẩy các lãnh đạo Mỹ, châu Á, Liên Hiệp Quốc thảo luận về tình hình ở Biển Đông. Diễn đàn này sau khi liệt kê tình hình căng thẳng trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam, đưa tàu thuyền đến bảo vệ, gây hấn đâm húc tàu thuyền thực thi pháp luật của Việt Nam, đến việc bắt giữ ngư dân Việt Nam… đã đề xuất giải pháp là kêu gọi Mỹ và EU triển khai tàu chiến đến khu vực để đóng vai trò quan sát viên, đặc biệt là đưa tàu đến khu vực giàn khoan Hải Dương-981, qua đó ngăn ngừa cuộc chiến trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo tác giả, trong khi mọi người có thể đồng ý về nỗ lực của BGF đưa ra một bức tranh thực tế rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra, thì gợi ý gửi tàu hải quân vào các vùng biển tranh chấp có thể đổ thêm dầu vào lửa, tùy thuộc vào kích thước và số lượng các tàu hải quân này triển khai trong khu vực.
Khi đó các tàu Trung Quốc tuần tra trên vùng biển ở nơi hạ đặt giàn khoan có thể sẽ cảm thấy bị đe dọa bởi các tàu hải quân phương Tây to lớn hơn, vũ trang tốt hơn hoặc có số lượng lớn hơn. Trung Quốc biết sẽ mất mặt nếu rút khỏi các vùng biển này, trừ khi họ thuyết phục những chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc của họ rằng việc rút giàn khoan về là do đã hoàn thành tốt đẹp các hoạt động thăm dò trước thời hạn 15.8 đã định.
Bắc Kinh đã cảnh báo về chiến lược "xoay trục" của Mỹ về châu Á, và có thể đưa thêm tàu chiến vào các vùng biển tranh chấp, làm gia tăng khả năng tính toán sai lầm. Bắc Kinh đang giám sát chặt chẽ các hành động của Mỹ trên các vùng biển này, như báo cáo của Cảnh sát biển Việt Nam ngày 30.6 cho biết có hai máy bay trinh sát Mỹ, loại EP-3 và RC-135, bay chỉ 200 mét trên giàn khoan Hải Dương-981, và một máy bay EP-3 bay trên giàn khoan này khoảng 3 km ngày 2.7.
Thay vì gửi tàu hải quân nhiều hơn vào các vùng biển tranh chấp, cộng đồng quốc tế có quan tâm sẽ làm tốt hơn khi vay mượn một kỹ thuật từ chính phủ Philippines. Vào cuối tháng 3.2014, Trung Quốc đã ngăn cản Philippines tiếp tế cho lực lượng đóng trên một xác tàu ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và sự cản trở này được giới truyền thông quốc tế trên tàu Philippines ghi lại, và Philippines đã giành được sự ủng hộ của dư luận quốc tế có lợi cho họ.

Việc cử quan sát viên hải quân quốc tế của Mỹ, EU đến Biển Đông sẽ làm giảm căng thẳng tốt hơn là việc triển khai tàu chiến của phương Tây đến vùng biển này. Trong ảnh: Tuần dương hạm tên lửa Hạm đội 7, chiếc USS Antietam (CG 54, bên phải) cùng tàu hậu cần USNS Walter S. Diehl (T-A0 193, bên trái) trên Biển Đông ngày 23.6.2014 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Việc quan sát của các quan sát viên hải quân Mỹ và EU có thể trung lập hơn là sự pha trộn của phương tiện truyền thông phương Tây và phương Đông, và sẽ ít mang tính đe dọa hơn so với việc tàu hải quân phương Tây tuần tra vùng biển này. Trong khi Trung Quốc có thể không muốn mời giới truyền thông quốc tế lên tàu của họ ra vùng biển tranh chấp, thì với việc truyền thông quốc tế có mặt trên các tàu Việt Nam đã loại bỏ sự thiên vị Việt Nam, và các tàu của Trung Quốc có thể phải xấu hổ khi cho thấy những hạn chế của họ.
Tác giả kết luận rằng, việc triển khai tàu hải quân phương Tây vào vùng biển tranh chấp sẽ dẫn đến rủi ro làm leo thang tình hình căng thẳng hiện tại. Bước chuẩn bị tốt hơn là sử dụng các quan sát viên trung lập, không mang tính đe dọa để làm giảm căng thẳng và gia tăng việc tuân thủ các quy định pháp luật.
Tin Nóng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét